Thế giới Phương tiện - Lựa chọn của bạn
 Thứ tư, 22/01/2025
Đăng bài mới
Tin mới

Kinh nghiệm mua xe (kỳ 8): Những kiến thức kỹ thuật cơ bản dành cho "tay mơ"

0 (0 đánh giá)
23:01 | 09/09/2023
Một chiếc ôtô có hàng vạn chi tiết liên quan đến hệ thống điện, động cơ…, nhưng đừng quá lo lắng, vẫn có rất nhiều vấn đề kỹ thuật không quá khó mà bạn hoàn toàn có thể “tự xử” mà không cần phải vào garage. Một số kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn an tâm hơn khi mua xe.

Có một lưu ý rất quan trọng: Khi xe đang trong thời hạn bảo hành của nhà sản xuất, bạn phải mang xe đến các đại lý ủy quyền chính hãng. Nếu mang xe đến một xưởng sửa chữa không có uỷ quyền chính hãng sẽ là một sai lầm, vì như vậy, xe của bạn sẽ không còn đủ điều kiện để được bảo hành.

Hãy nhớ rằng, số tiền bạn bỏ ra để mua xe đã bao gồm cả chi phí bảo dưỡng của nhà sản xuất.

Một lý do khác mà bạn nên mang xe đến một đại lý chính hãng là họ có tất cả những trang thiết bị cần thiết để bảo dưỡng xe theo đúng qui trình và tiêu chuẩn. Có thể bạn không tin: Các kỹ sư của đầu ngành của các thương hiệu lớn như BMW, Toyota, Volkswagen… chắc chắn không thể biết rõ chiếc QQ3 bằng chính các kỹ sư của Chery - hãng tạo ra nó.

Chiếc ô tô là một khoản đầu tư lớn và rất đáng để bạn dành cho nó một sự quan tâm đầy đủ. Hãy kiểm tra kỹ sách hướng dẫn sử dụng để xem lịch bảo dưỡng cụ thể và theo sát nó. Việc này còn có ý nghĩa làm tăng giá trị chiếc xe của bạn khi bạn muốn bán. Giá bán lại ô tô luôn cao hơn nếu bạn luôn bảo dưỡng ở đại lý chính hãng và sổ bảo dưỡng của bạn được đánh dấu hoặc dán tem đầy đủ. Tuy nhiên, cũng đừng e ngại vấn đề kỹ thuật tới mức giao phó toàn bộ việc chăm xóc xe cho xưởng dịch vụ. Có một số việc đơn giản bạn hoàn toàn có thể tự làm để đảm bảo chiếc xe hoạt động hiệu quả.

Động cơ
Thông thường, mở nắp ca-pô hay mui xe sẽ chẳng giúp bạn biết thêm điều gì, bởi ở nhiều mẫu xe hiện đại, động cơ được bảo vệ bởi một lớp vỏ nhựa nhằm ngăn không cho bạn xáo trộn các bộ phận kỹ thuật. Tuy nhiên, có một số thứ bạn nên kiểm tra; trong đó, hai điều quan trọng nhất là mức dầu và nước làm mát - những thứ không thể thiếu để xe có thể hoạt động.
Ngoài ra, bạn nên xem có bất cứ hiện tượng rò rỉ hay đứt gẫy nào trong khoang động cơ; kiểm tra mức nước rửa kính chắn gió cũng như dầu phanh và dầu trợ lực lái (lần đầu, có thể bạn chưa tìm thấy các bộ phận này ngay, nhưng đừng quá lo lắng vì cuốn sách hướng dẫn sử dụng xe có chỉ dẫn khá đầy đủ, hoặc bạn có thể hỏi nhân viên đại lí).

Lốp xe
Hãy cùng một lần nữa nhắc lại tầm quan trọng của lốp xe! Bạn cần kiểm tra áp suất lốp theo đúng khuyến nghị trong sách hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, nên lưu ý rằng, thông số ghi trên lốp xe không phải là tiêu chuẩn mà là thông số cực hạn mà lốp xe hoạt động an toàn nhất.
Ngoài ra, hãy kiểm tra độ mòn của lốp, thành lốp có vết mòn sứt hoặc phồng bất thường nào không? Việc này dù đơn giản nhưng giúp luôn đảm bảo xe hoạt động an toàn và khiến bạn tự tin hơn trong mỗi chuyến đi.
Việc kiểm tra độ mòn của ta-lông lốp xe cũng rất quan trọng bởi nó đảm bảo cho xe luôn bám đường tốt. Ví dụ, hầu hết các nước đều yêu cầu độ sâu ta-lông là 1,6 mm. nhưng với Hiệp hội ôtô tại Anh thì khuyên duy trì độ sâu tối thiểu là 2 mm vì lí do an toàn trên đường.

Đèn pha/cốt, đèn hậu
Cần thường xuyên kiểm tra toàn bộ hệ thống đèn xe. Hãy nhờ một người bạn đứng bên ngoài xe và giúp kiểm tra khi bạn điều chỉnh đèn, chiếu gần và xa, các đèn xi-nhan, đèn phanh và đèn sương mù.
Nếu bạn không giỏi cơ khí, đừng cố thay những bóng đèn bị hỏng, vì đây là một công việc đòi hỏi phải khéo léo. Nếu làm sai, bạn có thể phá hỏng bộ phận chao đèn đắt tiền của xe.

Kính chắn gió và cần gạt nước
Nếu kính chắn gió của bạn bị rạn, hãy đến một cửa hàng phụ tùng để ngăn những vết rạn nhỏ trở thành vết nứt vỡ lớn. Một vết nứt sẽ khiến bạn phải thay kính chắn gió. Khi đó, bạn sẽ tốn một số tiền lớn.
Về cần gạt nước, hãy lau bằng khăn đã nhúng dung dịch tẩy rửa. Không nhất thiết phải dùng một dung dịch rửa kính xe đặc biệt nào, mà chỉ cần một vài giọt nước rửa bát hòa với nước.
Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, cần gạt nước có thể sẽ để lại những vết mờ và không làm sạch kính chắn gió hoàn toàn. Điều này có nghĩa là đã đến lúc bạn phải thay nó. Những thứ này luôn có sẵn ở các cửa hàng phụ tùng và họ sẽ giúp bạn lắp chúng chỉ trong 5 phút. Vì thế, bạn không nhất thiết phải tới đại lý và tốn kém nhiều cho việc này.

Phanh
Phanh là bộ phận cực kỳ quan trọng. Vì thế, nếu bạn nghi ngờ phanh có vấn đề, hãy để ý đến nó ngay lập tức.
Bàn đạp phanh bị lỏng (không xuống hết khi nhấn, khi nhả thì không về vị trí ngay lập tức…), xe bị lệch về 1 phía khi phanh hoặc những tiếng kêu ken két bất thường… Hãy lập tức đưa chiếc xe của bạn đến đại lí.

Hệ thống giảm xóc
Bạn không thể tự thay hay sửa bộ giảm xóc; chỉ có đại lý mới làm được điều này. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm tra xem chúng có vận hành tối ưu hay không. Cách tốt nhất để làm điều này là nhờ một người khỏe ấn từng góc xe cho nhún xuống, rồi đột ngột thả ra. Nếu xe có thể trở lại vị trí cũ của nó ở tốc độ bình thường thì bộ phận giảm xóc vẫn tốt. Nếu xe nhún lên nhún xuống vài lần, có nhiều nguy cơ giảm xóc đã bị hỏng.

Những ngộ nhận về xe:
  • nên thay dầu máy 3 tháng/lần? Không cần thiết. Dầu tổng hợp không phân huỷ nhanh như vậy. Hãy xem sách hướng dẫn sử dụng và làm theo chỉ dẫn.
  • Trời lạnh, cần làm cho động cơ ấm lên trước khi khởi hành? Không đúng. Động cơ sẽ ấm lên trong khi bạn lái xe. Chạy động cơ xe trước khi khởi hành chỉ làm tốn thêm nhiên liệu.
  • Nhiên liệu cao cấp sẽ tốt hơn? Không đúng. Trừ khi xe của bạn được điều chỉnh riêng để tận dụng nhiên liệu có mức octan cao hơn, còn việc sử dụng nhiên liệu cao cấp chỉ phí tiền. Hãy dùng loại nhiên liệu mà sách hướng dẫn sử dụng khuyến nghị.
  • Thông số ghi trên sườn lốp là áp suất lốp khuyến nghị? Sai. Trong hầu hết các trường hợp, đây là áp suất lốp tối đa được phép trong thực tế. Áp suất khuyến nghị thường được ghi bên hông cửa tài xế và trong sách hướng dẫn sử dụng.
  • Mua nhiên liệu vào buổi sáng sớm sẽ tiết kiệm hơn, vì khi đó, nhiên liệu lạnh nhất và đậm đặc nhất? Không đúng, vì nhiên liệu được lưu trữ trong những bình chứa phi kim ngầm, không nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

Kỳ sau: Các tình huống khẩn cấp trên đường
 

Đánh giá
0
Số người đánh giá: 0
Rất hay
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Những trường có dấu * là trường bắt buộc phải nhập thông tin
Bạn đọc nhận xét (0)

Các tin khác

Kinh nghiệm lái xe: Làm sao để câu bình ắc quy, kích nổ cho ô tô an toàn nhất

Kinh nghiệm lái xe: Làm sao để câu bình ắc quy, kích nổ cho ô tô an toàn nhất

0 (0 đánh giá)
Vụ cháy xe tại Vinhomes Ocean Park do câu bình, kích điện nổ máy đã gây ra tổn thất lớn, vậy đâu là thao tác đúng để câu bình ắc quy, kích nổ ...
Hệ thống Giấy phép Lái xe mới kể từ 1/1/2025

Hệ thống Giấy phép Lái xe mới kể từ 1/1/2025

0 (0 đánh giá)
Toàn bộ hệ thống Giấy phép lái xe (GPLX) sẽ thay đổi từ 1/1/2025 để phù hợp với hệ thống văn bản tại Công ước Viên 1968 về Giao thông đường ...
Những điều cần biết về Trừ điểm và Phục hồi điểm GPLX từ 1/1/2025

Những điều cần biết về Trừ điểm và Phục hồi điểm GPLX từ 1/1/2025

0 (0 đánh giá)
Giấy phép lái xe (GPLX) có bao nhiêu điểm? Trừ điểm GPLX sẽ có cùng biên bản vi phạm? Hết điểm GPLX sau bao lâu được thi lại, cơ quan nào ...
Kể từ 1/1/2025 - Không còn GPLX hạng A2, B2 - Hệ thống Giấy phép Lái xe sẽ thay đổi như thế nào?

Kể từ 1/1/2025 - Không còn GPLX hạng A2, B2 - Hệ thống Giấy phép Lái xe sẽ thay đổi như thế nào?

0 (0 đánh giá)
Không còn Giấy phép lái xe (GPLX) hạng A2, B2, hệ thống Giấy phép lái xe tại VIệt Nam sẽ thay đổi như thế nào từ 1/1/2025 tới đây?
Kể từ 1/1/2025 Công an phường, xã sẽ được phép nhận đăng kí các loại phương tiện nào?

Kể từ 1/1/2025 Công an phường, xã sẽ được phép nhận đăng kí các loại phương tiện nào?

0 (0 đánh giá)
Người dân có thể lên công an cấp xã/phường để đăng kí biển số xe hay không? Biển số trúng đấu giá sẽ được đăng kí ở đâu?... Các quy định ...
Các bước đăng ký, bấm biển ô tô mới tại nhà từ 1/1/2025

Các bước đăng ký, bấm biển ô tô mới tại nhà từ 1/1/2025

0 (0 đánh giá)
Kể từ ngày 1/1/2025, chủ xe là công dân Việt Nam có tài khoản định danh mức độ 2 sẽ thực hiện đăng ký và bấm biển ô tô mới tại ...
Subaru Crosstrek cạnh tranh thế nào với Honda HR-V và Skoda Karoq?

Subaru Crosstrek cạnh tranh thế nào với Honda HR-V và Skoda Karoq?

0 (0 đánh giá)
Trở thành sản phẩm chiến lược mới của Subaru Việt Nam, Crosstrek sẽ phải cạnh tranh với các mẫu xe hàng đầu trong phân khúc SUV đô thị mang thiên hướng ...
Omoda C5 gia nhập cuộc chơi SUV đô thị: Cạnh tranh thế nào với Lynk & Co 06 và Mitsubishi Xforce?

Omoda C5 gia nhập cuộc chơi SUV đô thị: Cạnh tranh thế nào với Lynk & Co 06 và Mitsubishi Xforce?

0 (0 đánh giá)
Phân khúc SUV đô thị ngày càng đông đúc các đại diện từ Trung Quốc, mới nhất là Omoda C5 với lợi thế là giá bán cạnh tranh, vậy mẫu xe này có gì ...