“Liệu có phải Stellantis phình quá to so với năng lực của chính nó không?” – Một câu hỏi mà truyền thông quốc tế đang đặt ra với tập đoàn ô tô lớn thứ tư thế giới hiện đang quản lý hàng loạt thương hiệu từ châu Âu tới Mỹ: Jeep, Chrysler, Peugeot, Opel…
Dành cho các bạn quan tâm
Stellantis, tập đoàn ô tô lớn thứ tư thế giới tính theo doanh số, đang phải đối mặt với một số khó khăn trước mắt.
Trong thông cáo báo chí gần đây, Stellantis cho biết họ đang gặp một số khó khăn về tài chính trong nửa đầu năm 2024. Doanh thu ròng đạt 85 tỷ euro, giảm 14% so với nửa đầu năm 2023. Quan trọng hơn, lợi nhuận ròng cũng giảm xuống còn 5,6 tỷ euro; gần bằng một nửa lợi nhuận ròng của công ty trong cùng kỳ năm ngoái.
Tổng giám đốc điều hành Stellantis - Carlos Tavares cho biết hiệu suất nửa đầu năm 2024 của họ "không đạt" mục tiêu. Ông cho biết các con số phản ánh "bối cảnh ngành đầy thách thức" và "các vấn đề về hoạt động".
Và mặc dù Carlos Tavares không nói rõ đó là vấn đề gì nhưng với thực tế hiện này của Stellantis, rõ ràng các vấn đề nội tại đã được thể hiện rõ: doanh số bán hàng thấp, sự quá tải trong mô hình kết hợp và quá trình tái cấu trúc của chính họ…, chưa kể những thách thức do khó khăn về tỷ giá hối đoái ở nhiều thị trường khác nhau, từ châu Âu tới Mỹ.
Trao đổi với hãng tin Reuters, Carlos Tavares cho biết: "Nếu các thương hiệu không đạt hiệu quả về mặt doanh số, không tạo ra lợi nhuận và không đóng góp cho tập đoàn…, chúng tôi sẽ đóng cửa họ".
Stellantis hiện đang quản lý 5 thương hiệu Ý (Abarth, Alfa Romeo, Fiat, Lancia, Maserati), 3 thương hiệu Pháp (Citroen, DS, Peugeot), 1 thương hiệu Đức (Opel), 1 thương hiệu Anh (Vauxhall) và 4 thương hiệu Mỹ (Jeep, Chrysler, Dodge, Ram Trucks). |
Stellantis là một tập đoàn ô tô được thành lập khi sự hợp nhất của Fiat Chrysler Automobiles (FCA) và PSA Group, với 14 thương hiệu khác nhau vận hành trong một sự điều hành chung; tất cả đều có thiết kế, nền tảng, động cơ và văn hóa riêng biệt…
Trong số các thương hiệu mà Stellantis, cái tên Maserati được “quan tâm” đến nhiều nhất khi mà công ty đã công bố khoản lỗ 82 triệu euro do doanh số giảm gần một nửa trong nửa đầu năm 2024. Đây là một kết quả được đánh giá là không bình thường khi mà Maserati gần đây chưa đầu tư nhiều vào mảng điện khí hóa như các thương hiệu xe sang và cao cấp khác.
Chính vì vậy, nhiều người sẽ không ngạc nhiên nếu Stellantis sẽ cố gắng bán Maserati cho một chủ sở hữu khác, cái kết giống như DS hoặc Lancia, cùng nhiều thương hiệu khác sau đó.
Trong khi đó là khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả thị trường Việt Nam, Stellantis đang có những kế hoạch nhất định với các động thái liên quan đến quản lý hình ảnh, marketing, truyền thông… Tuy nhiên, cũng giống như vấn đề xảy ra ở cấp tập đoàn, việc quy mô quá lớn trong khi năng lực quản lý có hạn và nhu cầu cấp bách từ thực tế bắt buộc phải tái cơ cấu khiến Stellantis rơi vào tình trạng giống hệt với Ford, GM, Volkswagen... từng trải qua.
Tổng hợp