Thế giới Phương tiện - Lựa chọn của bạn
 Thứ tư, 22/01/2025
Đăng bài mới
Tin mới

Ô tô du lịch sử dụng dung dịch Adblue tại Việt Nam cần chú ý điều gì?

Tham gia: 16/07/2023 - Tổng số bài viết: 102
11:12 | 07/07/2022
0 (0 đánh giá)

Đối với các dòng xe du lịch chạy dầu Diesel sắp tới tại Việt Nam, dung dịch Adblue sẽ là thứ cần thiết hỗ trợ quá trình vận hành. Vậy Adblue dùng như thế nào, có bao nhiêu loại dung tịch tương tự, tỷ lệ pha ra sao và đặc biệt trong quá trình sử dụng sẽ phải lưu ý điều gì?

Trên mẫu xe Ford Everest thế hệ mới đã xuất hiện bình chứa riêng cho dung dịch Adblue với nắp đổ màu xanh bên cạnh nắp đổ dầu Diesel. Dung dịch này sẽ giúp xe đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Mức 5 (tương đương Euro5) được Việt Nam áp dụng từ năm 2022.

Dung dịch Ablue và bộ xử lý xúc tác

Tiêu chuẩn khí thải ngày càng được thắt chặt khiến các nhà sản xuất xe Diesel phải tích hợp hệ thống hỗ trợ mới có tên gọi Bộ Xử lý Xúc tác SCR (Selective Catalytic Reduction), được đặt phía sau hệ thống Lọc hạt Khí thải, sử dụng dung dịch DEF chuyên dụng nhằm giảm phát thải các loại khí độc hại.

Thực tế, DEF là viết tắt của Diesel Exhaust Fluid (dung dịch khí thải động cơ Diesel), hay còn có tên thương mại AdBlue - được đăng ký bản quyền bởi Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức (VDA), đồng thời còn có tên khác như AUS 32 hay ARLA 32; đây là loại hóa chất được sử dụng để hạn chế lượng khí NOx (NO, NO2) và Hybrocarbon thải ra môi trường.

Nơi đổ dung dịch Adblue có cùng vị trí với nhiên liệu trên Ford Everest thế hệ mới.

Dung dịch này không tham gia vào quá trình đốt cháy trong khoang động cơ hay là một phụ gia nhiên liệu. AdBlue là một dung dịch chứa 32,5% Ure (công thức (NH2)2CO) có độ tinh khiết cao và 67,5% còn lại là nước cất, được xử lý loại bỏ gần như hoàn toàn các kim loại nặng, không độc hại khi tiếp xúc với da người (tất nhiên không được uống, tránh tiếp xúc với mắt và trẻ em).

Hệ thống SCR sẽ phun tơi dung dịch vào đường ống khí thải trong quá trình vận hành sử dụng, quá trình được kiểm soát bằng hệ thống ECU thông qua các con cảm biến nằm trên đường xả thải. Theo đó, ống xả khí thải ra môi trường trên 200 độ C thì hệ thống bắt đầu hoạt động. Cảm biến sẽ báo lượng khí thải thải ra bao nhiêu để bơm dung dịch Adblue hút từ thùng chứa phun vào dòng khí thải.

Sau khi dung dịch được phun vào, dòng khí thải sẽ tiếp tục đến một hệ thống lọc nữa hay còn gọi là tổ ong. Tại đây, hệ thống cảm biến sẽ đo mức độ sạch của dòng khí và sẽ tiếp tục phun dung dịch để xử lý triệt để trước khi khí thải ra môi trường. Nếu khí thải ra môi trường chưa đủ sạch liên tục trong thời gian dài, hệ thống cảm biến sẽ báo về hộp đen của xe và khóa động cơ lại.

Hệ thống SCR vốn đã được đưa lên các xe tải và xe buýt từ năm 2004, cho thấy hiệu quả đáng kể đối với môi trường. Vì thế từ năm 2016, AdBlue đã trở thành yêu cầu bắt buộc khi sử dụng xe Diesel ở Châu Âu.

Tất cả các ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới tại Việt Nam hiện nay áp dụng tiêu chuẩn khí thải Mức 5, tương đương Euro5 từ ngày 1/1/2022; vì vậy, một số mẫu xe với động cơ Diesel sẽ phải được trang bị hệ thống SCR sẽ xuất hiện trên thị trường và cần nạp dung dịch AdBlue.

Các loại dung dịch xử lý khí thải trên thị trường?

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 6 đơn vị sản xuất dung dịch Adblue nhưng chủ yếu là tự phát do đây là loại dung dịch mới nên chưa có tiêu chuẩn từ các cơ quan quản lý và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam.

Đồng hồ báo mức Adblue trên Ford Everest phiên bản Titanium+

Điều quan trong nhất trong khâu sản xuất dung dịch Adblue chính là kiểm soát độ tinh khiển và loại bỏ các kim loại nặng; do đó, các xưởng sản xuất tự phát thủ công khó có khả năng kiểm soát chất lượng, có thể gây tác dụng ngược. Ngoài ra, do giá thành dòng sản phẩm này thấp nhưng chi phí vận chuyển cao nên hàng nhập khẩu hiện tương đối ít trên thị trường Việt Nam.

Hiện nay, giá Adblue tại Việt Nam dao động từ 20.0000 - 50.000 VNĐ/lít tùy theo nguồn gốc xuất xứ và chất lượng. Hiện trong nước, một số nhà sản xuất dung dịch này có thể kể đến như: Madin, VinaDef,...và thực tế họ đã phân phối dung dịch AdBlue cho nhiều dòng xe tải và xe buýt.

Ngoài Ford Everest, hàng loạt xe du lịch mới chạy dầu Diesel sẽ được mang về thị trường Việt Nam và phải đáp ứng tiêu chuẩn Euro 5, điển hình như: Ford Ranger, Ford Ranger Raptor, Mitsubishi Pajero Sport, Nissan Navara, Nissan Terra, Isuzu mu-X... không ít trong số đó sẽ được trang bị hệ thống SCR và cần đổ dung dịch AdBlue nhằm giúp xe vận hành tốt và bảo đảm tiêu chuẩn khí thải Mức 5.

Cần chú ý gì khi sử dụng Adblue?

Trên các xe cần dùng Adblue đều có đèn báo và các lời cảnh báo theo từng giai đoạn khi sắp hết dung dịch, việc người dùng cần làm chỉ là mở nắp bình chứa riêng (thường nắp màu xanh cạnh nắp bình dầu) để đổ đầy dung dịch; nếu để cạn, xe có thể không thể khởi động lại được. Hiện tại, các trạm xăng trên toàn quốc đang được triển khai một trụ riêng để nạp AdBlue cho ô tô, cùng với đó còn có các đơn vị bán lẻ khác cũng kinh doanh dung dịch này.

Ngoài ra, chủ xe nên tìm mua sản phẩm chuẩn để tránh việc phát sinh hỏng hóc cho các hệ thống trên xe và khấu hao nhanh đối với bộ xúc tác khí thải SCR do hệ thống này liên quan trực tiếp đến động cơ và bộ phận điều khiển xe nên chi phí thay thế sửa chữa tương đối đắt tiền.

Cây đổ dung dịch Adblue của Madin tại trạm xăng.

Nhiều ý kiến cho rằng nồng độ Ure ((NH2)2CO) càng cao thì mức tiêu hao Adblue càng thấp nhưng điều này không đúng khi tiêu chuẩn của dung dịch này là 32,5% Ure và 67,5% nước khử ion giúp đạt độ tinh khiết cao và loại bỏ các kim loại nặng.

Thực tế, đây là những con số tiêu chuẩn cho dung dịch Adblue. Nếu hàm lượng Urea thấp hơn tiêu chuẩn, điều đó sẽ khiến tiêu hao dung dịch nhiều, khí thải không đạt chuẩn và khiến hệ thống SCR không xử lý kịp và báo lỗi động cơ. Nhưng nếu tăng hàm lượng Ure sẽ khiến dư thừa hợp chất này tại buồng đốt theo thời gian, gây đóng cặn và hư hỏng toàn bộ hệ thống. Nếu dung dịch không đủ tinh khiết sẽ gây tình trạng tồn dư tạp chất, tắc nghẽn hệ thống và khiến xe tiêu hao nhiên liệu hơn.

Về vấn đề tiêu thụ dung dịch Adblue, các dòng xe với động cơ Diesel hầu hết đều chỉ sử dụng lượng nhỏ dung dịch này nếu so với dầu Diesel. Điển hình như xe tải chỉ tiêu hao khoảng 4% - 8% lượng Adblue so với dầu Diesel, máy móc nông nghiệp và xây dựng là từ 5% - 10%.

Cảnh báo thiếu dung dịch Adblue có thể hiển thị trên bảng táp-lô.

Đối với xe du lịch, trọng lượng xe và mức tải đều thấp hơn so với các loại phương tiện trên nên lượng tiêu thụ cũng không quá lớn. Nhưng bình chứa Adblue của các dòng xe này nhỏ nên thường phải đổ lại cùng lúc với những lần bảo dưỡng.

Thông tin về mức tiêu hao dung dịch Adblue đều dễ tìm kiếm và có sẵn trong hướng dẫn sử dụng xe. Trung bình các xe thường tốn từ 1- 2 lít AdBlue để chạy được tới 1.000 km; hiện dòng xe Ford Everes được cho có bình chứa 18 lít, người dùng sẽ tốn tối đa 900.000 đồng và dùng trong khoảng 9.000 km.

Đáng chú ý, Ure là một hợp chất quan trọng đối với việc sản xuất dung dịch Adblue. Vào tháng 11/2020, Hàn Quốc đã công bố việc nhập khẩu 200 tấn Ure từ Việt Nam để sản xuất dụng dịch nhằm giảm lượng khí thải cho các phương tiện chạy bằng dầu Diesel. Với số lượng đó, các doanh nghiệp tại Hàn Quốc có thể điều chế được khoảng 650.000 lít dung dịch phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước.

Bạn lựa chọn Toyota Raize, Hyundai Creta hay KIA Sonet?
Gửi ý kiến của bạn
Đánh giá
0
Số người đánh giá: 0
Rất hay
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Những trường có dấu * là trường bắt buộc phải nhập thông tin
Bạn đọc nhận xét (0)

Các tin khác

Kinh nghiệm lái xe: Làm sao để câu bình ắc quy, kích nổ cho ô tô an toàn nhất

Kinh nghiệm lái xe: Làm sao để câu bình ắc quy, kích nổ cho ô tô an toàn nhất

0 (0 đánh giá)
Vụ cháy xe tại Vinhomes Ocean Park do câu bình, kích điện nổ máy đã gây ra tổn thất lớn, vậy đâu là thao tác đúng để câu bình ắc quy, kích nổ ...
Hệ thống Giấy phép Lái xe mới kể từ 1/1/2025

Hệ thống Giấy phép Lái xe mới kể từ 1/1/2025

0 (0 đánh giá)
Toàn bộ hệ thống Giấy phép lái xe (GPLX) sẽ thay đổi từ 1/1/2025 để phù hợp với hệ thống văn bản tại Công ước Viên 1968 về Giao thông đường ...
Những điều cần biết về Trừ điểm và Phục hồi điểm GPLX từ 1/1/2025

Những điều cần biết về Trừ điểm và Phục hồi điểm GPLX từ 1/1/2025

0 (0 đánh giá)
Giấy phép lái xe (GPLX) có bao nhiêu điểm? Trừ điểm GPLX sẽ có cùng biên bản vi phạm? Hết điểm GPLX sau bao lâu được thi lại, cơ quan nào ...
Kể từ 1/1/2025 - Không còn GPLX hạng A2, B2 - Hệ thống Giấy phép Lái xe sẽ thay đổi như thế nào?

Kể từ 1/1/2025 - Không còn GPLX hạng A2, B2 - Hệ thống Giấy phép Lái xe sẽ thay đổi như thế nào?

0 (0 đánh giá)
Không còn Giấy phép lái xe (GPLX) hạng A2, B2, hệ thống Giấy phép lái xe tại VIệt Nam sẽ thay đổi như thế nào từ 1/1/2025 tới đây?
Kể từ 1/1/2025 Công an phường, xã sẽ được phép nhận đăng kí các loại phương tiện nào?

Kể từ 1/1/2025 Công an phường, xã sẽ được phép nhận đăng kí các loại phương tiện nào?

0 (0 đánh giá)
Người dân có thể lên công an cấp xã/phường để đăng kí biển số xe hay không? Biển số trúng đấu giá sẽ được đăng kí ở đâu?... Các quy định ...
Các bước đăng ký, bấm biển ô tô mới tại nhà từ 1/1/2025

Các bước đăng ký, bấm biển ô tô mới tại nhà từ 1/1/2025

0 (0 đánh giá)
Kể từ ngày 1/1/2025, chủ xe là công dân Việt Nam có tài khoản định danh mức độ 2 sẽ thực hiện đăng ký và bấm biển ô tô mới tại ...
Subaru Crosstrek cạnh tranh thế nào với Honda HR-V và Skoda Karoq?

Subaru Crosstrek cạnh tranh thế nào với Honda HR-V và Skoda Karoq?

0 (0 đánh giá)
Trở thành sản phẩm chiến lược mới của Subaru Việt Nam, Crosstrek sẽ phải cạnh tranh với các mẫu xe hàng đầu trong phân khúc SUV đô thị mang thiên hướng ...
Omoda C5 gia nhập cuộc chơi SUV đô thị: Cạnh tranh thế nào với Lynk & Co 06 và Mitsubishi Xforce?

Omoda C5 gia nhập cuộc chơi SUV đô thị: Cạnh tranh thế nào với Lynk & Co 06 và Mitsubishi Xforce?

0 (0 đánh giá)
Phân khúc SUV đô thị ngày càng đông đúc các đại diện từ Trung Quốc, mới nhất là Omoda C5 với lợi thế là giá bán cạnh tranh, vậy mẫu xe này có gì ...