Dù ngày càng được tích hợp sẵn trên các mẫu ô tô mới nhưng tính năng kiểm soát hành trình được một nghiên cứu chứng minh sẽ làm tăng khả năng tai nạn trên đường.
Dành cho các bạn quan tâm:
Các nhà nghiên cứu từ Hà Lan vừa công bố báo cáo về các tính năng hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS) trong việc giảm thiểu tai nạn có tên "Rethinking Advanced Driver Assistance System taxonomies: A framework and inventory of real-world safety performance", trong đó tập trung vào 28 chức năng cụ thể trên ô tô, từ đơn giản đến phức tạp nhất như: Theo dõi áp suất lốp, cảnh báo điểm mù, đèn pha thông minh, phanh tự động khẩn cấp....
Trong đó, kiểm soát hành trình tiêu chuẩn và thích ứng là các tính năng duy nhất làm tăng khả năng xảy ra va chạm. Tuy được coi như các hệ thống tăng cường sự thoải mái nhưng tính năng kiểm soát hành trình tiêu chuẩn làm tăng 12% nguy cơ tai nạn trong khi kiểm soát hành trình thích ứng tăng 1,8%.
Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng làm tăng nguy cơ tai nạn. Thế giới phương tiện
Theo lý giải, sự mất tập trung của người lái là nguyên nhân chính cho điểm số giảm mạnh của hai tính năng trên, dù chỉ có kiểm soát hành trình tiêu chuẩn là bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố này. Do việc giải phóng người lái khỏi vô-lăng, tính năng kiểm soát hành trình đã vô tình khiến người lái ít nhận thức hơn về môi trường xung quanh.
Trong khi đó, tính năng kiểm soát hành trình thích ứng cũng có thể gây tình trạng ít tập trung vào lái xe. Dù cơ bản có thể nhận biết vật thể và khoảng cách với phương tiện phía trước, nhưng hệ thống này được khuyến cáo từ các nhà nghiên cứu rằng sẽ không hoạt động hiệu quả trong mọi trường hợp, cùng với đó là việc phanh khẩn cấp tự động cũng không mặc định sẽ đi kèm với hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng và gây nguy hiểm nếu người lái quá tin tưởng vào hệ thống này.
Kiểm soát hành trình đang được tích hợp phổ biến trên các ô tô. Thế giới phương tiện
Nghiên cứu trên phân loại các tính năng an toàn trên ô tô thành 4 cấp độ gồm:
Hệ thống thông báo - mức độ kiểm soát và tính cấp bách thấp
Hệ thống cảnh báo - kiểm soát thấp và tính cấp bách cao
Hệ thống can thiệp - kiểm soát cao và tính cấp bách cao
Hệ thống tăng cường độ thoải mái - kiểm soát cao và tính cấp bách thấp
Những tình huống thực tế cho thấy các tính năng an toàn thuộc ba cấp độ đầu tiên đều giúp giảm hoặc chí ít không làm tăng khả năng va chạm, trong khi tính năng kiểm soát hành trình thuộc nhóm hệ thống tăng cường độ thoải mái lại có thể khiến tai nạn dễ xảy ra hơn.
Theo Motor1
Trắc nghiệm lý thuyết Giấy phép Lái xe
01Câu 205/ Người có văn hóa giao thông khi điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải đảm bảo các điều kiện gì?
02Câu 206/ Khi xảy ra tai nạn giao thông, người lái xe và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn phải thực hiện các công việc gì dưới đây?
03Câu 207/ Khi xảy ra tai nạn giao thông, có người bị thương nghiêm trọng, người lái xe và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn phải thực hiện các công việc gì?
04Câu 208/ Khi sơ cứu ban đầu cho người bị tai nạn giao thông đường bộ không còn hô hấp, người lái xe và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn phải thực hiện các công việc gì?
05Câu 209/ Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?
Dù sao công nghệ cũng là lập trình những thứ có sẵn, nên việc gặp sự cố là hoàn toàn có thể xảy ra. Mà nguy cơ khi có rủi ro thì sẽ rất kiểu hệ thống và rủi ro hơn