Cuộc khủng hoảng của Nissan đang thu hút sự quan tâm từ Toyota, một ông lớn có lịch sử “hứng thú” với cổ phần giá rẻ của các nhà sản xuất đồng hương.
Hãng ô tô: Nissan
Hãng ô tô: Toyota
Dành cho các bạn quan tâm:
Sau khi ngừng đàm phán sáp nhập cùng với Honda, Nissan đã được một nhà sản xuất ô tô khác của Nhật Bản liên hệ để tìm kiếm cơ hội hợp tác - đó chính là Toyota. Báo cáo của tờ Mainichi (Tin tức Nhật Bản hàng ngày) cho biết một giám đốc điều hành cấp cao của Toyota đã liên lạc với Nissan vào tháng 2 để đề nghị "hỗ trợ" hãng này.
Nissan đang tích cực cắt giảm chi phí hoạt động trên toàn cầu. Thế giới phương tiện
Tuy nhiên, chi tiết về sự hỗ trợ không được tiết lộ, và cả hai hãng cũng chưa xác nhận về việc đàm phán chính thức. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành ô tô, Toyota có thể đang coi tình trạng khó khăn hiện tại của Nissan là một cơ hội tốt.
Thực tế, Toyota đã từng có lịch sử tận dụng khủng hoảng tài chính của các nhà sản xuất khác để tăng cường tầm ảnh hưởng. Đáng chú ý nhất chính là Daihatsu, bắt đầu từ việc Toyota mua 0,22% cổ phần của hãng này cách đây gần 50 năm, tăng dần lên 16,8% và sau đó là 33,4% vào năm 1995, hãng đã nâng mức sở hữu lên 51,2% vào năm 1998; và cuối cùng đã hoàn thành việc thâu tóm hoàn toàn Daihatsu vào năm 2016.
Ngoài ra, Toyota cũng đầu tư vào nhiều hãng xe khác của Nhật Bản gồm: 20% cổ phần trong Subaru, khoảng 5% cổ phần tại Suzuki và Mazda. Đồng thời, nhà sản xuất này không hề vội vàng trong các thương vụ của mình, mà tiến hành mua thêm cổ phần một cách từ từ khi có cơ hội.
Toyota đang sở hữu cổ phần tại nhiều hãng xe Nhật Bản. Thế giới phương tiện
Trong khi đó, CEO Ivan Espinosa của Nissan cho biết hãng cũng sẵn lòng đàm phán và hợp tác các đối tác mới, mặc dù hãng đang tập trung vào việc giải quyết các vấn đề nội bộ trong ngắn hạn. Theo đó, hãng đang lên kế hoạch cắt giảm 20.000 việc làm trên toàn cầu, 20% chi phí trung bình mỗi giờ của người lao động, 70% độ phức tạp của các bộ phận và số lượng nền tảng khung gầm hãng đang sử dụng cho ô tô.
Trước đó, vào tháng 12, hai nhà sản xuất Honda và Nissan cho biết họ sẽ sáp nhập thành một công ty mẹ vào năm 2026, nhằm mục đích cắt giảm chi phí phát triển xe điện và phần mềm trong bối cảnh các đối thủ toàn cầu như Tesla Inc. của Hoa Kỳ và BYD Co. của Trung Quốc đang trỗi dậy.
Tuy nhiên, cuộc đàm phán giữa hai nhà sản xuất Nhật Bản đã đi vào bế tắc và chính thức chấm dứt vào tháng 2/2025. Sau đó, một số cải tên được Nissan nhắc đến như một đối tác thay thế Honda trong quá trình tái cấu trúc, trong đó đáng chú ý có Tesla và Foxconn, mặc dù thương hiệu từ Đài Loan (Trung Quốc) không muốn mua lại mà chỉ có ý định trở thành đối tác của Nissan.
Theo Carscoops
Trắc nghiệm lý thuyết Giấy phép Lái xe
01Câu 240/ Trong các loại nhiên liệu dưới đây, loại nhiên liệu nào giảm thiểu ô nhiễm môi trường?
02Câu 241/ Các biện pháp tiết kiệm nhiên liệu khi chạy xe?
03Câu 242/ Khi đã đổ xe ô tô sát lề đường bên phải, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào dưới đây khi mở cửa xuống xe để đảm bảo an toàn?
04Câu 243/ Khi lái ô tô qua đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông, người lái xe phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn?
05Câu 244/ Khi lái ô tô qua đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông, người lái xe thực hiện thao tác: tạm dừng xe tại vị trí cách đường sắt tối thiểu 5 mét, hạ kính cửa, tắt các thiết bị âm thanh trên xe, quan sát, nếu không có tàu chạy quá thì về số thấp, tăng ga nhẹ để tránh động cơ chết máy do xe vượt qua để đảm bảo an toàn là đúng hay không?
06Câu 245/ Khi điều khiển ô tô có hộp số tự động đi vào đường trơn trượt, lầy lội, người lái xe phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn trong các trường hợp dưới đây?