Honda và Nissan vừa ra thông báo cho biết các cuộc đàm phán sáp nhập đã chính thức chấm dứt khiến việc ra đời của liên doanh ô tô lớn thứ ba thế giới "chỉ Nhật Bản" đã không thành hiện thực.
Dành cho các bạn quan tâm
Nissan Motor Co., Ltd. (“Nissan”), Honda Motor Co., Ltd. (“Honda”) và Mitsubishi Motors Corporation (“Mitsubishi Motors”) hôm nay đã nhất trí chấm dứt Biên bản ghi nhớ (MOU) của họ liên quan đến việc xem xét cấu trúc cho một sự hợp tác ba bên, theo ánh sáng của việc chấm dứt Biên bản ghi nhớ được ký vào ngày 23 tháng 12 năm ngoái liên quan đến việc xem xét việc tích hợp kinh doanh giữa Nissan và Honda.
Honda, Nissan và cả Mitsubishi vừa ra thông báo cho biết các cuộc đàm phán sáp nhập đã chính thức chấm dứt khiến việc ra đời của liên doanh ô tô lớn thứ ba thế giới "chỉ Nhật Bản" đã không thành hiện thực.
Dù các bên không chia sẻ nguyên nhân chính thức của sự việc này nhưng giới phân tích cho rằng liên doanh không trở thành hiện thực do các đòi hỏi "quá đáng" của Honda đã chạm vào lòng tự tôn của thương hiệu Nissan - một thương hiệu ô tô lâu đời không hề thua kém các đối thủ đồng hương khác.
Trên thực tế, để cứu Nissan khỏi khủng hoảng Honda đã đưa ra các yêu cầu bao gồm việc tái cơ cấu mạnh mẽ, mua lại cổ phần từ Mitsubishi, loại bỏ "yếu tố" Renault... và đặc biệt muốn biến Nissan thành công ty con. Điều này đã khiến hai bên không thể tìm thấy tiếng nói chung trong việc sáp nhập.
Đó là chưa kể sự xung đột về lợi ích khi mà Mitsubishi - thương hiệu sở hữu chéo với Nissan lại không hề có mong muốn tham gia vào liên doanh mà muốn tồn tại độc lập.
Trước năm 2020, Nissan là nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Nhật Bản trong nhiều năm liền, chỉ đứng sau Toyota, nhưng sau đó bắt đầu tụt hạng. Tuy nhiên, theo Reuters, đến tháng 11/2024, Nissan khiến các nhà đầu tư choáng váng khi công bố hạ 70% dự báo lợi nhuận, do doanh số bết bát ở Trung Quốc và Mỹ, hai thị trường ô tô lớn nhất thế giới cũng là những thị trường chủ yếu của Nissan. Công ty đã đưa ra một bản kế hoạch cải tổ, trong đó có việc cắt giảm 9.000 lao động và 1/5 sản lượng toàn cầu, động thái mà một số nhà phân tích cho rằng quá ít và quá chậm trễ. |