Thế giới Phương tiện - Lựa chọn của bạn
 Thứ tư, 30/10/2024
Đăng bài mới
Tin mới

Tăng phí BOT năm 2024: Hành trình xuyên Việt từ Bắc vào Nam, phí đường bộ hết bao tiền?

Tham gia: 16/07/2023 - Tổng số bài viết: 1652
03:53 | 21/01/2024
0 (0 đánh giá)

Hành trình xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh (và ngược lại) vẫn mang đến sự hứng thú và niềm cảm hứng mới cho các tay lái, vậy với một cung đường từ Bắc vào Nam, phí đường bộ sẽ hết bao nhiêu tiền và khác biệt sẽ như thế nào nếu đi đường cao tốc và sử dụng đường Quốc lộ 1A?

Dành cho các bạn quan tâm:

Sau khi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chấp thuận điều chỉnh giá vé tại 44 dự án BOT toàn quốc với tổng số 47 trạm thu phí từ ngày 29/12/2023, số tiền phí cần thiết để người lái ô tô cần để di chuyển đường bộ Bắc-Nam và ngược lại đã có thay đổi với mức tăng đáng kể. Để dễ dàng cho quá trình đi lại của độc giả muốn trải nghiệm cung đường Bắc-Nam, Thế Giới Phương Tiện đã cập nhật lại bảng giá phí của chặng đường này (tính từ tháng 1/2024).

Quá trình đi Bắc-Nam bằng đường bộ trên cả nước đã thuận tiện hơn nhờ tuyến đường quốc lộ 1A được nâng cấp cùng với đó là phần lớn các tuyến thuộc cao tốc Bắc-Nam đã hoàn thành khiến cho người lái ô tô xuyên Việt trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Với nhiều lái xe, hành trình bám theo quốc lộ 1A hiện vẫn phổ biến nhất với chiều dài 1.726 km. Trên tuyến đường này hiện có nhiều đoạn cao tốc vừa hoàn thành, xen kẽ với đường quốc lộ 1A có sẵn. Tuỳ từng mục đích và hành trình, hành trình xuyên Việt cũng có những chi phí cầu/đường khác nhau.

Những người lái thường xuyên trên hành trình Hà Nội - TP Hồ Chí Minh thường sẽ chọn các gói phí trọn bộ với giá rẻ hơn đáng kể so với nộp từng trạm.

Giá phí trọn gói đi từ Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Ảnh: TGPT

Từ Hà Nội vào TP HCM và ngược lại, người lái xe có thể chọn một trong hai cách: Đi theo tuyến đường quốc lộ 1A cũ hoặc đi tắt qua tuyến Pháp Vân – Cao Bồ (từ Hà Nội) rồi sau đó trở về lộ trình quốc lộ 1A, giá phí sẽ khác nhau tùy theo loại xe. Trong đó:

  • Xe loại 1 gồm: Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng
  • Xe loại 1 gồm: Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn
  • Xe loại 3 gồm: Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn; xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc
  • Xe loại 4 gồm: Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet  
  • Xe loại 5 gồm: Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet
Phân chia các nhóm xe để thu phí theo quy định hiện hành. Ảnh: TGPT

Bên cạnh đó, người lái có thể lựa chọn trải nghiệm cung đường kết hợp giữa cao tốc và quốc lộ 1A. Thế Giới Phương Tiện cung cấp danh sách các trạm thu phí tiêu biểu trong số khoảng 40 trạm thu phí trên toàn tuyến (một số trạm đã được dỡ bỏ do hoàn đủ tiền đầu tư).

Danh sách và chi phí các trạm thu phí đường bộ theo Quốc lộ 1A:

Mức thu phí đường bộ trên các tuyến đường quốc lộ 1A và cao tốc đối với Xe loại 1 (cập nhật từ tháng 1/2024). Ảnh: TGPT

Ngoài ra, người lái còn có thể chọn đi theo tuyến đường Hồ Chí Minh, hầu như không có trạm thu phí hơn nhưng địa hình nhiều đèo dốc và dân cư thưa thớt.

Sử dụng đường cao tốc: Hiện cao tốc Bắc - Nam phía đông đang được thực hiện theo từng tuyến thành phần (tổng cộng 22 tuyến) bên cạnh các cao tốc Pháp Vân (Hà Nội) - Cao Bồ (Nam Định), Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Dầu Giây (Đồng Nai) - Long Thành - TP HCM đã có sẵn; 8 tuyến đã được hoàn thiện trong thời gian gần đây.

Trong đó gồm các tuyến: Cao Bồ - Mai Sơn (Ninh Bình), Mai Sơn - Quốc lộ 45 (Thanh Hóa), Quốc lộ 45 - Nghi Sơn (Thanh Hóa), Nghi Sơn - Diễn Châu (Nghệ An), Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế), Nha Trang (Khánh Hòa) - Cam Lâm (Khánh Hòa), Vĩnh Hảo (Bình Thuận) - Phan Thiết (Bình Thuận) và Phan Thiết - Dầu Giây (Đồng Nai).

Hiện tại các cao tốc đã hoàn thành thuộc diện nhà nước đầu tư và chưa được Quốc hội thông qua Nghị quyết chính thức về thu phí sử dụng đường bộ (trừ đoạn Nha Trang - Cam Lâm theo phương thức đôi tác công - từ PPP), dự kiến mức phí từ 1.500 đồng/km cho xe con.

Các cao tốc Pháp Vân (Hà Nội) - Cao Bồ (Nam Định), Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Dầu Giây (Đồng Nai) - Long Thành - TP HCM đã thu phí đường bộ từ lâu và không nằm trong Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 (giai đoạn 1) và giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn 2). Mức thu phí của các tuyến đường này như sau:

Mức phí các cao tốc Pháp Vân (Hà Nội) - Cao Bồ, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Dầu Giây - Long Thành - TP HCM (cập nhật từ tháng 1/2024). Ảnh: TGPT

Như vậy, với thông tin trên, một số lộ trình có thể căn bản vạch ra như sau:

- Hành trình Lên núi: Lựa chọn đường Hồ Chí Minh (miễn phí đường) từ Hoà Bình vào đến Quảng Trị, nếu đi tiếp đường Hồ Chí Minh nhánh Tây thì vào đến tận các tỉnh Tây Nguyên. sau đó mời tìm đường phù hợp xuống Quốc lộ 1A. Nhược điểm là bạn phải có thời gian và đủ tự tin do đường vắng, ít dịch vụ.

- Hành Trình về với Biển khơi: Lợi thế là "nhồi" được nhiều kiến thức, và trả lời câu hỏi - Vì sao nói bãi biển Việt Nam đẹp hơn cả bãi biển Thái Lan. Sử dụng cao tốc từ Hà Nội vào tận Đà Nẵng, sau đó ra đường ven biển, đi dần vào tận Bà Rịa - Vũng Tàu. Cơ man bãi biển đẹp, vắng và đương nhiên hải sản rẻ và ngon.

- Hành trình Tối ưu: Lợi thế là rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cầu/đường. Từ Hà Nội đi cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, vào đến Vinh thì ra đường biển chạy sang Hà Tĩnh, vào đến tận khu Formosa - Kỳ Anh (không phải qua trạm thu phí cầu Bến Thuỷ), sau đó vào vào Quảng Bình, lên đường Hồ Chí Minh chạy một mạch vào Cam Lộ (Quảng Trị) rồi vào Đà Nẵng và đi đường biển.

Hành trình này cập nhật tháng 1/2024, nếu bạn có cung đường nào lý thú và hợp lý hơn, hay chia sẻ cùng TGPT và những người có cùng "máu đi" ở phần Bình luận cuối bài nhé. Xin cảm ơn các bạn nhiều!

Đánh giá
0
Số người đánh giá: 0
Rất hay
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Những trường có dấu * là trường bắt buộc phải nhập thông tin
Bạn đọc nhận xét (0)

Các tin khác

Cách nạp tiền miền phí cho VETC và VDTC

Cách nạp tiền miền phí cho VETC và VDTC

0 (0 đánh giá)
Vì một lý do nào đó, bạn không muốn lần nào nạp tiền vào tài khoản thu phí đường bộ không dừng đều mất phụ phí thì cách nạp tiền dưới ...
Tăng phí BOT năm 2024: Hành trình xuyên Việt từ Bắc vào Nam, phí đường bộ hết bao tiền?

Tăng phí BOT năm 2024: Hành trình xuyên Việt từ Bắc vào Nam, phí đường bộ hết bao tiền?

0 (0 đánh giá)
Hành trình xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh (và ngược lại) vẫn mang đến sự hứng thú và niềm cảm hứng mới cho các tay lái, vậy ...
Các trạm thu phí BOT có mức giá như thế nào sau khi tăng phí?

Các trạm thu phí BOT có mức giá như thế nào sau khi tăng phí?

0 (0 đánh giá)
Đồng loạt các dự án BOT với khoảng 48 trạm thu phí sẽ chính thức tăng mức thu đã được sự chấp thuận của Bộ GTVT. Vậy các trạm thu phí ...
Hành trình xuyên Việt từ Bắc vào Nam, phí đường bộ hết bao tiền?

Hành trình xuyên Việt từ Bắc vào Nam, phí đường bộ hết bao tiền?

1.0 (0 đánh giá)
Hành trình xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh (và ngược lại) vẫn mang đến sự hứng thú và niềm cảm hứng mới cho các tay lái, vậy ...
100 câu hỏi Vì sao về thu phí không dừng ETC

100 câu hỏi Vì sao về thu phí không dừng ETC

0 (0 đánh giá)
Thẻ thu phí không dừng ETC có định vị được ô tô ở đâu không? cách nạp tiền nào nhanh nhất? Chủ sở hữu có thể rút tiền từ tài khoản ...
Các điểm dán thẻ thu phí không dừng eTag VETC tại miền Nam

Các điểm dán thẻ thu phí không dừng eTag VETC tại miền Nam

0 (0 đánh giá)
Danh sách các điểm dán thẻ thu phí không dừng eTag VETC tại miền Nam
Các điểm đăng kí dán thẻ thu phí không dừng eTag VETC tại miền Trung và Tây Nguyên

Các điểm đăng kí dán thẻ thu phí không dừng eTag VETC tại miền Trung và Tây Nguyên

5.0 (0 đánh giá)
Danh sách các điểm đăng kí dán thẻ thu phí không dừng eTag VETC tại miền Trung và Tây Nguyên
Các điểm dán thẻ thu phí không dừng eTag VETC tại miền Bắc

Các điểm dán thẻ thu phí không dừng eTag VETC tại miền Bắc

0 (0 đánh giá)
Danh sách các điểm đăng kí dán thẻ thu phí không dừng eTag VETC tại miền Bắc